Bạn đang có ý định trở thành một đầu bếp?
“Bởi bạn có niềm đam mê với các loại thực phẩm.
Bởi bạn thích dành thời gian để nấu ăn trong gian bếp nhỏ của mình.
Bởi bạn yêu thích sự tinh tế của các món ăn trên bàn tiệc.
Bởi nghề đầu bếp đang rất “hot” và dễ xin việc.
Bởi bạn đang kiếm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống để mở nhà hàng riêng.”...
Dù lý do của bạn là gì, bạn phải luôn tự xác định rằng bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức và thời gian để thực hiện ước mơ đó.
Hãy đặt cho mình những câu hỏi và trả lời nó trước khi đưa ra cho mình quyết định trở thành “đầu bếp”.
1. Bạn có thật sự đam mê về ẩm thực?
Khi làm một điều gì đó, nếu không khởi nguồn bằng sự yêu thích và đam mê, khi gặp trở ngại hay khó khăn bạn sẽ dễ dàng dừng bước. Sự đam mê giúp bạn có sức mạnh không tưởng để bạn vượt qua mọi gian nan, để bạn tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn. Tôi chắc chắn rằng bạn đã đủ lớn để biết, chẳng có con đường nào trải sẵn hoa hồng. Mọi thử thách sẽ khiến các bạn trưởng thành hơn.
2. Bạn luôn sẵn sàng phục vụ người khác?
Khi bạn pha tách trà cho bố sau bữa tối, bạn có cảm thấy vui không?
Khi bạn nấu ăn cho nhóm bạn trong ngày tụ họp, bạn có cảm thấy vui không?
Khi trở thành đầu bếp - người nghệ sỹ của những món ăn đem đến cho thực khách, bạn có cảm thấy vui không?
Đó là một cảm giác không cần ai ghi nhận về những gì bạn làm cho họ, một cách thầm lặng nhưng đổi lại bạn nhận được là một ánh mắt, một nụ cười... đủ để bạn cảm “hạnh phúc”. Làm việc trong nghành phục vụ, bạn phải lấy niềm vui của người khác là động lực để làm việc. Sẽ không có việc bạn đặt cái tôi và cảm xúc của mình quá lớn. “Khách hàng là thượng đế” - một câu nói quá quen thuộc đúng không. Rồi còn chưa kể đến việc “cả thiên hạ đi chơi” mình vẫn đang cặm cụi với các loại thực phẩm, đồ ăn trong bếp. Có những lúc tủi thân thật sự nhưng niềm vui mang lại cho khách hàng quá lớn, đó chính là động lực để bạn cố gắng theo đuổi đam mê của mình.
3. Bạn là người chịu được áp lực công việc?
Công việc của người đầu bếp sẽ rất áp lực nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ “lại đâu vào đấy” ngay thôi.
Hãy tưởng tượng, có những lúc bạn rất đủng đỉnh với công việc của mình nhưng bỗng dưng một đoàn khách không báo trước đến ăn. Sự không báo trước này khiến bạn phải ngập trong một núi việc với khoảng thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu của họ. Ôi, phát “điên” lên ấy chứ. Sự thật đấy, điều đó không phải là đùa đâu.
Nhưng đừng quá lo lắng, bạn không phải chiến đấu với nó một mình, sẽ còn có các đồng đội ở bên bạn, nên hãy học cách làm việc nhóm để công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất nhé.
4. Bạn có giữ được chữ “Tâm” với nghề?
Nấu ăn đâu chỉ là việc cho các loại thực phẩm vào nấu ở nhiệt độ thích hợp rồi đem nó ra phục vụ. Bạn sẽ phải cân nhắc xem thực phẩm đó có tốt không, sự kết hợp giữa các loại thực phẩm có gây độc hại không, cắt thế nào cho đẹp, nấu thế nào cho ngon, bày biện thế nào cho hấp dẫn... Nấu nướng thôi mà, có phải cầu kỳ đến vậy không? Câu trả lời là “CÓ ĐẤY”. Một món ăn tuyệt vời giúp nuôi dưỡng cơ thể, đem lại những lợi ích tích cực về thể trạng và tâm sinh lý của con người. Hãy tự hào nhé, việc bạn đang làm rất cao cả đó nên nhất định phải giữ cho mình chữ “Tâm” sáng với nghề.
Lựa chọn nghề nghiệp để theo đuổi trong tương lai là một quyết định khó khăn. Học nấu ăn để trở thành đầu bếp là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều bạn trẻ trong thời gian gần đây. Không dừng lại ở ước mơ, chúng ta cần hành động để hiện thực hóa con đường nghề nghiệp trong tương lai của mình. Hãy đón đọc ở phần tiếp theo của bài viết: “Trở thành đầu bếp chuyên nghiệp tại chơi bài trực tuyến
”.
Nguyễn Mai - Giảng viên khoa Quản trị CBMA